Nơi hội tụ nhiều tập đoàn thiết bị y tế hàng đầu thế giới

4/24/2018 2:00:03 PM
Triển lãm Quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 25 – Vietnam Medi-Pharm 2018 sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 09 – 12 / 05 / 2018 tại Cung Văn hoá Hữu nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội

 

Vietnam Medi-Pharm 2018 với quy mô 535 gian hàng, 450 tập đoàn, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự: Ấn Độ, Ban Lan, Bangladesh, Bỉ, CH Séc, CHLB Đức, Đài Loan, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Indonesia, Israel, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Phần Lan, Liên bang Nga, Việt Nam...

Triển lãm là nơi giới thiệu những tiến bộ, thành tựu mới của ngành Y - Dược Việt Nam và thế giới, tuyên truyền chủ tr­ương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, hợp tác đầu t­­ư và giới thiệu những thành tựu nổi bật của ngành y tế Việt Nam trong những năm qua; tạo cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tăng c­­­ường trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt cơ hội đầu tư­­­, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Tổng quan ngành y tế Việt Nam

Trong những năm gần đây, hệ thống y tế của Việt Nam đã đánh dấu những bước chuyển biến tích cực trong vấn đề ngân sách; theo bộ Y Tế đã chi 11.6 tỷ đôla Mỹ (tương đương 6.1% GDP của Việt Nam) trong năm 2015 và dự kiến giữ nguyên con số này đến năm 2018 để nâng cao chất lượng hệ thống y tế. Tuy vậy, hệ thống y tế công cộng của Việt Nam vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Bệnh viện tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh thường xuyên trong tình trạng quá tải – có thể phải hoạt động 200% công suất trong giờ cao điểm – trong khi những bệnh viện địa phương lại không hoạt động hết khả năng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do sự bố trí và thiếu hụt các chuyên gia y tế.

Hệ thống y tế tư nhân đã phát triển mạnh kể từ khi được hoạt động năm 1989. Tính đến năm 2015, đã có 200 bệnh viện tư được thành lập phục vụ chủ yếu cho tầng lớp trung lưu và là sự lựa chọn lý tưởng cho những cá nhân có thể đáp ứng chi phí khám chữa bệnh cao. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của khối bệnh viên tư đạt mức ấn tượng 18.6% trong giai đoạn 2011-14.

71% các cơ sở y tế công được đặt tại khu vực miền Bắc. Thủ đô Hà Nội được dự đoán sẽ nhận được phần lớn ngân sách để mua các thiết bị y tế hiện đại và cao cấp; bên cạnh đó, do có chất lượng cuộc sống cao, tiềm năng phát triển của Hồ Chí Minh cũng rất triển vọng, dù số lượng các cơ sở y tế công cộng của thành phố có ít hơn một số tỉnh thành khác (379 cơ sở y tế công).  (Nguồn: Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê)

Thị trường thiết bị y tế Việt Nam

Cùng với sự phát triển của ngành, thị trường thiết bị y tế của Việt Nam đã phát triển ổn định trong những năm gần đây, đạt mức 781.8 triệu đôla Mỹ trong năm 2015 và dự kiến cán mốc 1,095 triệu đôla Mỹ vào năm 2019. Tuy vậy, 95% các sản phẩm trên thị trường hiện tại đều là nhập khẩu, đặc biệt là trong các phân khúc cao cấp như sản phẩm chẩn đoán hình ảnh. Tính đến thời điểm năm 2015, các nhà sản xuất nội địa mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho các vật tư y tế cơ bản như giường bệnh hay các thiết bị sử dụng một lần.  (Nguồn: BMI)

Xu hướng và nhân tố thúc đẩy thị trường

Theo nhận định của Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thiết bị y tế Việt Nam là rất khả quan dựa trên:

- Tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên cùng với sự gia tăng dân số thuộc nhóm tuổi 60 - 79 sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế trong tương lai.

- Về khía cạnh sản xuất, kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO năm 2007, làn sóng các công ty thiết bị y tế đầu tư vào Việt Nam vẫn gia tăng, điển hình như Terumo, Sonion, và United Healthcare đã chuyển nhà máy từ các nước khác về Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và các chính sách hỗ trợ từ phía Chính Phủ.

- Việt Nam tích cực đẩy mạnh phát triển và hiện đại hóa các cơ sở và thiết bị y tế công ở các tỉnh thành phố lớn và địa phương để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng và giảm thiểu tình trạng quá tải.

Đơn vị Ủng hộ

Ban tổ chức

Ủng hộ thông tin

Đối tác Quốc tế

Logo Đơn vị tiêu biểu